Góc chiến thuật: Pressing là gì trong bóng đá?

Trong vòng nửa thập kỷ trở lại đây, thế giới túc cầu đã quá quen thuật với thuật ngữ “pressing” trong bóng đá. Nhưng có lẽ ít ai hiểu được đầy đủ pressing là gì? Pressing bắt nguồn từ đâu và trải qua quá trình phát triển như thế nào? Hãy cùng Fun88vie TV tìm hiểu về sự ra đời cũng như những điều cần biết về trường phái chơi bóng đang cực kỳ phổ biến này nhé.

Pressing là gì?

pressing-la-gi

Pressing là gì?

Pressing là một chiến thuật trong bóng đá, trong đó đội bóng sử dụng cách chơi này sẽ gây áp lực “press” lên đối thủ ngay khi họ nhận bóng, với mục đích cản trở đối phương trong việc tấn công. Người chơi sẽ cố gắng tạo áp lực liên tục, gây khó khăn cho đối thủ, đẩy họ vào những tình huống bị động để giành lại quyền kiểm soát bóng, đồng thời tạo ra những tình huống phản công chớp nhoáng.

Trường phái pressing là một chiến thuật vô cùng phổ biến ở bóng đá hiện đại ngày nay. Đây là cách chơi được sử dụng bởi nhiều đội bóng hàng đầu thế giới như Barcelona, Manchester City hay Liverpool. Ngay cả các đội bóng tầm trung như Brentford hay Brighton cũng đang “bay cao” trên bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh với lối đá vô cùng khoa học và khó chịu này.

Lối chơi pressing cần phải phối hợp tốt giữa các cầu thủ trong đội bóng và yêu cầu sự tập trung cao độ. Chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn đến mất cân bằng trong đội hình và để cho đối thủ có cơ hội tấn công. Tuy nhiên, nếu thực hiện một cách nhuần nhuyễn, đội bóng có thể làm chủ hoàn toàn diễn biến trên sân và gây rất nhiều khó khăn cho đối thủ.

Nhìn về tổng thể pressing là gì thì đây là là một chiến thuật vô cùng hiệu quả trong bóng đá. Điều quan trọng là đội bóng phải có kỹ năng, kỹ thuật và nhân sự phù hợp để áp dụng chiến thuật này thành công.

Các cách chơi pressing trong bóng đá hiện đại

Như tìm hiểu trong phần pressing là gì? chúng ta đều biết đây là cách chơi gây áp lực đồng bộ lên đối thủ và tùy vào khu vực trên sân mà đội bóng thực hiện lối đá này, pressing có thể được chia làm ba cách chơi cơ bản sau đây, bao gồm:

  • Low press

Low press là dạng pressing được thực hiện ở 1/3 sân nhà của bạn. Khi thực hiện low press, đội bóng sẽ giữ một khoảng cách an toàn với đối thủ và cố gắng giành lại quyền kiểm soát bóng ở khu vực giữa sân. Nếu đối thủ tiến về gần khung thành của đội mình, đội bóng sẽ bắt đầu tăng áp lực để ngăn chặn đối thủ đưa bóng vào trong khu vực cấm.

Low press thường được sử dụng bởi các đội bóng yếu hơn khi đụng độ với các đối thủ lớn, nhằm tạo dựng thế trận phòng ngự chắc chắn và tận dụng các tình huống phản công nhanh, tìm kiếm lợi thế bằng bóng dài để khai thác khoảng trống sau lưng hàng phòng ngự của đối thủ khi họ dâng cao.

cach-choi-pressing-la-gi

Các cách chơi pressing trong bóng đá hiện đại

  • Mid press

Mid press là dạng pressing được thực hiện ở khu vực giữa sân. Khi thực hiện mid press, đội bóng sẽ bắt đầu pressing lên đối thủ khi bóng được luân chuyển đến hàng tiền vệ của họ. Mid press có thể giúp đội bóng cải thiện độ chính xác và tốc độ chuyền bóng, tạo ra nhiều cơ hội phản công. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, mid press có thể để lộ khoảng trống trong hệ thống phòng ngự và dễ bị đối thủ phản công vỗ mặt.

  • High press

High press là dạng pressing được thực hiện ngay ở 1/3 phần sân của đối thủ, gây áp lực ngay khi thủ môn đối phương có bóng. Khi thực hiện high press, đội bóng phải dâng cao đội hình và di chuyển cực kỳ đồng bộ để tạo sức ép lớn lên hàng phòng ngự của đối phương. Nếu có thể “cướp” lại được quả bóng ở khoảng không gian này sẽ mở ra cơ hội thuận lợi để ghi bàn. Ngược lại, nếu để đối thủ “thoát” lớp pressing đầu tiên, nguy cơ bị đối thủ tấn công nguy hiểm cũng là khá lớn.

Khái niệm pressing là gì giờ đây bạn đã có thể hiểu được phần nào nhưng làm sao để có thể chơi pressing hiệu quả. Nhà cái Fun88 sẽ bật mí cho bạn ngay dưới đây.

Hướng dẫn chơi Pressing hiệu quả

Để thành công với lối đá pressing, đội bóng cần đảm bảo một yếu tố quan trọng – đó là phải giữ được cự ly đội hình và thiết lập sợi dây liên kết tốt giữa các cầu thủ. Mỗi người phải đảm nhận một khu vực trên sân, nhưng cùng nhau phải tạo ra sự đồng bộ khi gây áp lực lên đối thủ để có thể nhanh chóng chiếm lại quyền kiểm soát bóng ngay khi để mất bóng.

Ngoài ra, áp dụng luật “5 giây” là cách giành lại bóng hiệu quả. Điều này có nghĩa ngay khi đội nhà để mất bóng, trong vòng 5 giây các cầu thủ phải cố gắng hết sức để giành lại bóng nhanh nhất có thể. Nếu không thành công, họ phải chuyển sang trạng thái phòng ngự ngay lập tức.

Khi đã giành lại quyền kiểm soát bóng, phản công phải được thực hiện “mau lẹ” để gây sát thương lên đối thủ. Các cầu thủ tấn công cần phải sẵn sàng và nhanh chóng chiếm các khoảng không thuận lợi trên sân, sẵn sàng cho đợt phản công mạnh mẽ vào mặt trận phòng ngự của đối thủ.

  • Định hướng con người
cach-choi-pressing-la-gi-dinh-huong-con-nguoi

Định hướng con người

Trong chiến thuật pressing là gì, cầu thủ cần tập trung vào “một kèm một”. Khi đối thủ giữ bóng, các cầu thủ cần áp sát quyết liệt để ép đối thủ phải tạo ra đường chuyền, giống như Schweinsteiger trong hình minh họa. Đồng thời, các đồng đội của anh ta cũng cần được phong tỏa một cách kỹ lưỡng để đối thủ không có nhiều sự lựa chọn chuyền bóng. Với áp lực này, đối thủ sẽ khó tránh khỏi việc mất bóng và việc thu hồi bóng chỉ còn là vấn đề thời gian.

  • Định hướng thời gian
cach-choi-pressing-la-gi-dinh-huong-thoi-gian

Định hướng thời gian

Trong hình minh họa, cầu thủ mặc áo xanh chỉ có thời gian rất ít để đưa ra quyết định tiếp theo khi bị gây áp lực “pressing” bởi 5 cầu thủ mặc áo vàng. Một cầu thủ sẽ cướp bóng, một người sẽ ngăn chặn người giữ bóng, và các cầu thủ còn lại phải tạo ra một không gian kín để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

  • Định hướng khoảng cách
cach-choi-pressing-la-gi-dinh-huong-khoang-cach

Định hướng khoảng cách

Để áp dụng định hướng khoảng cách, các cầu thủ sẽ được phân bố xen kẽ giữa các đối thủ. Cầu thủ giữ bóng sẽ có đủ thời gian để tìm đường chuyền, nhưng đường chuyền này sẽ bị ngăn cản hoặc người nhận bóng sẽ bị bao vây bởi ít nhất hai cầu thủ đối phương. Điều này tạo ra sự khó khăn cho đối thủ và giúp đội bóng chuyển đổi nhanh từ tấn công sang phòng ngự.

  • Định hướng bóng
cach-choi-pressing-la-gi-dinh-huong-bong

Định hướng bóng

Trong bóng đá hiện đại, cầu thủ cần phải tính toán kỹ càng và có chiến thuật “cáo già” hơn là “ngây thơ”. Thay vì lúc nào cũng đồng loạt lao vào giành lại quyền kiểm soát bóng, cầu thủ cần tìm cách thực hiện pressing một cách thông minh theo thời điểm. Cách chơi này vừa đảm bảo có thể giành lại quyền kiểm soát bóng, vừa đảm bảo giữ được kết cấu đội hình.

Tại sao pressing lại trở thành chiến thuật phổ biến nhất hiện nay

  • Ổn định trong phòng ngự

Đội bóng sử dụng Pressing sẽ tạo ra những tình huống tranh chấp tập trung ở khu vực giữa sân hoặc phần sân đối thủ, giúp giảm tải áp lực cho hàng thủ đội nhà và tăng khả năng ổn định của mặt trận phòng ngự. Bằng cách này, đội bóng sẽ dễ dàng đối phó với các tình huống trên sân và giảm thiểu nguy cơ bị phản công nhanh.

  • Giữ kết cấu đội hình thống nhất

Một pha tấn công kém hiệu quả có thể khiến đội bóng dễ dàng mất bóng và vô tình gây ra sự phá vỡ trong đội hình. Nhưng với pressing là gì, đội bóng thực hiện lối chơi này sẽ là những người chủ động hơn và sẽ là những người có thể vá lỗ hổng tốt hơn đối thủ. Nếu được thực hiện đúng cách, Pressing không chỉ giúp đội bóng tránh nguy cơ vỡ đội hình, mà còn giúp họ trở nên vô cùng đáng gờm với đối thủ.

  • Cải thiện mặt trận tấn công

Đây là một trong những lợi ích rõ ràng khi thực hiện lối đá pressing. Ở thời điểm để mất bóng, đội hình của đối thủ thường ở trong trạng thái gắn kết yếu nhất. Lúc này là thời điểm vàng để các tình huống tấn công nhanh làm “tổn thương” đối thủ.

  • Kiểm soát trận đấu

Sử dụng chiến thuật pressing, đội bóng sẽ trở nên chủ động hơn, có thể kiếm soát trận đấu ngay cả khi không có bóng và thường đi trước một bước trước đối thủ. Nếu như tiki taka lấy kiểm soát bóng làm tôn chỉ thì pressing lại là cách chơi kiểm soát thế trận. Với những đội bóng thực hiện lối đá pressing thuần thục, họ luôn biết cách “tìm đúng người, đúng thời điểm” để thực hiện các tình huống pressing.

Thêm vào đó, với các tình huống giành lại được bóng, tinh thần của các cầu thủ thường sẽ được đẩy lên rất cao và khi đó các đợt phản công nhanh sẽ có thừa sự quyết tâm, tốc độ để trừng phạt đối thủ.

Các đội bóng chơi Pressing tốt nhất hiện nay

pressing-la-gi-trong-bong-da

Liverpool là địa diện tiêu biểu cho lối chơi Pressing

Trong bóng đá hiện đại, có không ít đội bóng đã nâng trường phái pressing là gì lên một tầm cao mới, trong đó có những đội bóng nổi tiếng như:

  • Liverpool: Đội bóng của HLV Jurgen Klopp là một trong những đội bóng nổi tiếng nhất cùng lối đá Gegenpressing. Cũng như như sự cuồng nhiệt, sôi nổi của ông thầy người Đức, Liverpool dưới bàn tay Klopp luôn chơi thứ bóng đá pressing máu lửa và gây sức ép nghẹt thở lên đối thủ. Chính lối chơi này đã giúp đội bóng thành phố cảng Merseyside tìm lại ánh hào quang với chức vô địch UEFA Champions League và Premier League sau nhiều thập kỷ chờ đợi.
  • Manchester City: Dưới sự dẫn dắt của HLV thiên tài Pep Guardiola, Manchester City cũng áp dụng lối chơi pressing với sự tập trung vào việc giành lại bóng ngay tại khu vực tấn công. Điều này giúp City tạo ra áp lực rất lớn lên đối thủ và đem về những chiến thắng đậm đà.
  • Bayern Munich: Đội bóng của HLV Julian Nagelsmann có một mùa giải ấn tượng với lối chơi pressing mang đậm chất Đức. Bayern Munich thường xuyên áp dụng lối đá high pressing và tạo ra áp lực cực lớn để đè bẹp mọi hàng phòng ngự.

Ngoài ra, còn có nhiều đội bóng khác như Paris Saint-Germain, Borussia Dortmund, Napoli,… đều sử dụng trường phái pressing trong lối chơi của mình.

Vậy là bạn đã biết được pressing là gì rồi phải không. Nhưng để nói ai là người phát minh ra lối chơi này vẫn là một ẩn số. Giờ Fun88pro sẽ cùng bạn quay lại 90 năm trước để khám phá về sự ra đời của lối đá pressing.

Sự ra đời và phát triển của Pressing

Khởi nguồn từ môn khúc côn cầu

Năm 1934, Thomas Patrick Goman đã tạo nên một cuộc cách mạng táo bạo trong môn khúc côn cầu trên băng (hockey). Ý tưởng của ông đã dẫn đến một sự thay đổi hoàn toàn về mặt chiến thuật. Ông đã luôn tự hỏi tại sao phải co cụm lại phần sân của mình khi không có bóng? Và nếu thay vì đó, các cầu thủ ngay lập tức tấn công để cướp lại bóng từ đối thủ thì sẽ thế nào?

Ông đã phát hiện ra rằng việc co lại phòng ngự là rất bị động và không hiệu quả. Thay vào đó, bằng cách tấn công để cướp bóng, đội bạn có thể ngăn chặn ý đồ tấn công của đối phương ngay lập tức.

Khi đó, ý tưởng này hoàn toàn không được chuyên gia cũng như giới mộ điệu chấp nhận. Chiến thuật tự nhiên của tất cả các đội tuyển khúc côn cầu ngay khi để mất bóng là phòng thủ và trở về sân nhà, chẳng ai nghĩ tới việc tấn công “tự sát” như thế. Và thực tế, trên sân tập, Goman luôn phải đối mặt với sự phàn nàn của chính các cầu thủ khi yêu cầu họ phải di chuyển liên tục để áp sát đối phương ngay cả khi không có bóng.

Các tiền đạo của đội cũng không hài lòng khi phải chạy theo cầu thủ phòng ngự đối phương và đã thể hiện điều đó bằng ánh mắt phẫn nộ. “Ông điên à? Tiền đạo mà lại làm việc của hậu vệ sao?” – Học trò của Goman đã phàn nàn nhiều lần trong lúc tập luyện. Lúc đó, mọi người đều cho rằng các cầu thủ khéo léo và nhanh nhẹn sẽ không thể làm hậu vệ, và nhiệm vụ của họ chỉ là ghi bàn cho đội.

Nhưng cuối cùng, sự thành công của Goman đã giúp ông khôi phục lại uy tín của mình, khi đội hockey Blackhawks Chicago của ông trở thành nhà vô địch trong giải đấu côn cầu quốc gia. Sau những thời gian khó khăn, chiến thuật của Goman đã được chứng minh thành công hoàn hảo. Khi đối phương có bóng, Goman đã yêu cầu một cầu thủ áp sát để tạo áp lực và một cầu thủ khác chặn đường chuyền. Kết quả là đối thủ đã bị “quay mòng mòng” và đánh bại.

Từ đây “forechecking” trở nên nổi tiếng và được thế giới biết đến

“Xâm nhập” vào thế giới bóng đá

Mặc dù đã có thành công trong khúc côn cầu, nhưng vào thời điểm đó, việc áp dụng “forechecking” vào bóng đá được coi là điều viển vông. Vì lý do rõ ràng, số lượng cầu thủ trong sân bóng đá lớn gấp đôi so với khúc côn cầu và diện tích sân cũng lớn hơn nhiều. Ngoài ra, cầu thủ bóng đá còn có nhiều phương án chơi bóng hơn khi đối mặt với sự áp sát của đối thủ. Các cầu thủ có thể chuyền bóng lên cao, tạo khoảng trống hay thậm chí vượt qua đối thủ bằng kĩ thuật cá nhân.

Điều khác biệt quan trọng nhất giữa hai môn thể thao này là thể lực của cầu thủ. Trong khúc côn cầu, Goman có thể xoay đội hình và thay cầu thủ để giữ cho họ luôn đảm bảo trạng thái thể lực. Nhưng trong bóng đá, các huấn luyện viên không có đặc quyền đó. Họ phải đối mặt với thực tế rằng cầu thủ phải chơi trong suốt trận đấu mà không được nghỉ ngơi quá nhiều.

loi-da-pressing-la-gi

Hà Lan mang trường phái “pressing” đến World Cup 1974

 Tuy nhiên, đến World Cup 1974, khi Rinus Michel đưa “forechecking” vào bóng đá, mọi thứ đã thay đổi. Tại giải đấu vô địch thế giới năm đó, đội tuyển Hà Lan đã khiến cho giới chuyên môn phải trầm trồ khi áp dụng chiến thuật “pressing” tổng lực không cho đối thủ thời gian để nghỉ ngơi. Họ đã tạo nên sức ép ngay trên phần sân của đối phương.

Kể từ đó, chiến thuật “pressing” trở thành từ khóa được nhắc đến khi nói đến bóng đá hiện đại. Đó là thứ bóng đá “thần kỳ” mà HLV Michel đã xây dựng cho đội tuyển Hà Lan. Sau World Cup tại Tây Đức vài năm, Michel đã viết trong cuốn hồi ký của mình rằng ông muốn mọi người gọi nó là pressing-football thay vì bóng đá tổng lực.

Chiến thuật này yêu cầu mỗi cầu thủ trên sân phải sẵn sàng lao lên gây sức ép đối thủ ngay khi đội nhà để mất bóng. Đây là cách tiếp chiến thuật “vượt thời đại” mà Ajax và đội tuyển Hà Lan đã sử dụng trong năm 1974, và đó là cách tiếp cận mà những đội bóng hàng đầu dùng để tạo ra sức ép lên đối thủ ngày nay.

Vậy ai là người phát minh ra pressing trong bóng đá?

Có nhiều ý kiến cho rằng lý thuyết về pressing bắt đầu được phát triển vào nửa sau của thập niên 60, khi nền tảng thể lực của cầu thủ ngày càng được nâng cao. Người được cho là đầu tiên áp dụng pressing vào bóng đá là HLV người Nga Viktor Maslov, trong thời gian từ năm 1964 đến 1970 khi ông huấn luyện cho Dynamo Kiev.

Tuy vậy, một số người cho rằng chiến lược gia người Áo Ernst Happel mới là người tiên phong cho trường phái này. Minh chứng cho điều này là năm 1970, ông đã dẫn dắt Feyenoord đến chức vô địch châu Âu bằng một hệ thống chiến thuật dựa trên bẫy việt vị và pressing.

cha-de-pressing-la-gi

Nhiều ý kiến xem Rinus Michel là “cha đẻ” của lối đá Pressing

Dù không thể chắc chắn giữa Viktor Maslov, Ernst Happel, Rinus Michel ai mới là người đầu tiên đưa “pressing” vào bóng đá nhưng ở thời điểm hiện tại, khi nhắc đến khái niệm pressing là gì, người ta sẽ nghĩ ngay đến cái tên Rinus Michel – chiến lược gia đại tài người Hà Lan. 

Bài viết liên quan

Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Tiến Dũng rộng cửa cứu vãn sự nghiệp

Kể từ đầu mùa giải 2021, Tiến Dũng vẫn chưa ra sân thi đấu trận nào cho CLB BĐ TP.HCM. Dẫu vậy, thủ thành quê Thanh Hóa có thể ra sân ở trận gặp Viettel tới đây. Mùa này, CLB TP.HCM đăng ký 3 người gác đền gồm Tiến Dũng, […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Trắng tay mùa này, Arteta nên từ chức đi!

Chấm hết! Pháo Thủ chính thức trắng tay mùa giải này! Arteta nên từ chức đi Không thua, nhưng kết quả không thể nào thất vọng hơn, khi nó chưa đủ để giúp Arsenal lật ngược kết quả từ trận lượt đi. Đứng trước nguy cơ không được dự Cúp […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Cải tổ lực lượng, Tuchel lên kế hoạch rao bán 10 sao Chelsea vào hè 2021

HLV Thomas Tuchel sẽ tiến hành cải tổ lực lượng của Chelsea hè này, với 10 cái tên nhiều khả năng phải ra đi.

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

VFF khẳng định: “Phạt nặng Hoàng Thịnh để răn đe các cầu thủ khác”

Mức án phạt 40 triệu đồng cùng việc phải treo giò hết năm 2021 đối với hành động gây chấn thương cho Hùng Dũng của Hoàng Thịnh được VFF hy vọng sẽ đủ sức răn đe đối với các cầu thủ khác khi thi đấu cần có ý thức bảo vệ đôi chân cho các đồng nghiệp.

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

NÓNG: Đồng ý gia nhập HAGL, Phan Văn Đức trở thành đối tác hàng công cùng Công Phượng

Công Phượng và Phan Văn Đức sẽ được đá cặp cùng nhau khi mà HAGL đã chính thức chiêu mộ thành công tiền đạo sinh năm 1996.

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Bật mí cách soi tỉ lệ kèo bóng đá ngoại hạng Anh siêu chuẩn

Bóng đá là môn thể thao được nhiều người yêu thích. Các giải đấu luôn nhận được sự quan tâm lớn từ giới cá cược bóng đá, đặc biệt là giải đấu Ngoại Hạng Anh. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Fun88vie TV sẽ bật mí cách soi tỉ […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Fun120 – Nhà cái cá cược trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam

Cá cược trực tuyến không chỉ được nhiều người yêu thích bởi được tận hưởng các trận đầu đỉnh cao mà còn kiếm được không ít lợi nhuận cho bản thân. Vì thế mà rất nhiều nhà cái ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí này của người […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Tìm hiểu ngay cúp C1 là gì? Lịch sử ra đời cúp C1

Những thông tin chi tiết về cúp C1 là gì và lịch sử ra đời cúp C1 sẽ được Fun88vie TV gửi đến quý độc giả ngay sau đây. Giải bóng đá cúp C1 châu Âu luôn là giải đấu được rất nhiều fan hâm mộ chờ đợi và háo […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Được thầy Park triệu tập lên ĐT Việt Nam, ‘tù trưởng’ Văn Quyết bị fan Việt chửi túi bụi: ‘Thằng này đội tuyển võ thuật thì hợp lý hơn’

Có vẻ như Văn Quyết không được lòng nhiều fan Việt bởi những hành vi chơi xấu tại V.League. Dù ăn cơm tuyển nhiều năm nhưng ‘tù trưởng’ Hà Nội FC vẫn bị nhiều người ghét cay ghét đắng. Nhiều người không muốn Văn Quyết lên tuyển? ‘Sao mà ghét […]

Tìm hiểu thêm
Nhận định trận đấu giữa Betis vs Valladolid, 2:00 – 22/9/2020

Kiatisak ra chỉ thị đặc biệt với Công Phượng trước thềm đại chiến Hà Nội 

Trước thềm trận đấu với Hà Nội trong khuôn khổ vòng 10 V.League, HLV Kiatisak đã có những chỉ thị đặc biệt với Công Phượng.

Tìm hiểu thêm